Tin tức & sự kiện

Bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long đến 2040 tầm nhìn 2050

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Hạ Long là một thành phố nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Ninh. Đây là một nơi thuộc trung tâm dự án quy hoạch và phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay Hạ Long nói chung cũng như Quảng Ninh nói riêng đang thực hiện phát triển theo hướng lấy du lịch làm trọng tâm kết hợp với bảo vệ môi trường đảo. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn về bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long năm 2040 tầm nhìn 2050!

Bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Hong tầm nhìn 2050

Bản đồ quy hoạch Thành phố Hạ Long
Bản đồ quy hoạch Thành phố Hạ Long

Vị trí địa lý thành phố Hạ Long

Để hiểu được một cách tổng quát về dự án các bạn cần phải có đôi chút hiểu biết về vị trí địa lý cũng như những vùng đất xung quanh thành phố Hạ Long.

  • Phía đông: Tiếp giáp với thành phố Cẩm Phả
  • Phía tây: Tiếp giáp với thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên
  • Phía bắc: Tiếp giáp với huyện Sơn Động, tỉnh giấc Bắc Giang và huyện Ba Chẽ
  • Phía nam: Tiếp giáp với huyện Cát Hải – Hải Phòng và vịnh Hạ Long

Thành phố này nằm dọc theo bờ vịnh Hạ long với chiều dài khoảng 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165km về phía đông, cách thành thị Hải Phòng 70km về phía đông bắc, cách cửa khẩu Móng Cái 184km về phía tây nam và phía nam tiếp giáp với biển đông.

Sau khi sáp nhập huyện Hoành bồ, thành phố Hạ Long đã trở thành đô thị trực thuộc Quảng Ninh to nhất. Nơi đây có diện tích 1.119,12 km2, dân số là 300.267 người, mật độ dân số đạt 268 người/km2. Với tổng diện tích rộng khắp như vậy thành phố Hạ Long đã có diện tích lớn hơn diện tích 3 tỉnh nhỏ Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên cộng lại.

Đơn vị hành chính của thành phố Hạ Long

Sau khi huyện Hoành Bồ được sát nhập vào thành phố Hạ Long thì nơi đây có 33 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

  • 21 phường: Bạch Đằng, Bãi Cháy, Cao Thắng, Cao Xanh, Đại Yên, Giếng Đáy, Hà Khánh, Hà Khẩu, Hà Lầm, Hà Phong, Hà Trung, Hà Tu, Hoành Bồ, Hồng Gai, Hồng Hà, Hồng Hải, Hùng Thắng, Trần Hưng Đạo, Tuần Châu, Việt Hưng, Yết Kiêu
  • 12 xã: Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Tân Dân, Thống Nhất, Vũ Oai.

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long

Theo dự án quy hoạch, thành phố Hạ Long đã hình thành 5 vùng kinh tế trọng điểm, mỗi vùng mang một thế mạnh riêng, góp phần phát kiển nền kinh tế toàn thành phố:

  • Vùng 1: Thương mại, dịch vụ gồm các phường Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng
  • Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phường Hà Trung, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong
  • Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm phường Bãi Cháy, Việt Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy
  • Vùng 4: Du lịch, thương mại gồm phường Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu
  • Vùng 5: Nông, lâm, ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Việt Hưng

Theo như thống kê diện tích đất tự nhiên thành phố Hạ Long có khoảng 27.753,9 ha. Theo đó vùng đất này có những định hướng quy hoạch sử dụng đến năm 2040 như sau:

Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2040 khoảng 10.880 ha, chiếm 39,2% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố, Trong đó:

  • Đất dân dụng: 6.697 ha, chiếm 61,5% đất xây dựng đô thị . Trong đó chỉ tiêu 93,2%m2/người.
  • Đất đơn vị ở: 4.425 ha,bao gồm: xây dựng công cộng đơn vị ở, cây xanh thể dục thể thao, các trường tiểu học, trường tring học, đất ở hiện tạo và đang đueọc cải tạo mới, hạ tầng kĩ thuật.
  • Đất công cộng đô thị: 254 ha, gồm trường trung học phổ thông, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa, nhà văn hóa, bảo tàng, triển lãm, nhà hát, rạp xiếc, cung thiếu nhi, trung tâm thương mại, chợ trung tâm đô thị.
  • Đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở: 656 ha, gồm: công viên vườn hoa, công viên chuyên đề.
  • Đất giao thông đô thị: 1.362 ha, gồm các đường trục chính đô thị, đường phân khu vực kết nối các đơn vị ở, đường liên khu vực.
  • Đất ngoài dân dụng: 4.183 ha, gồm: Đất trụ sở cơ quan 59 ha; đất công cộng ngoài đô thị 90 ha; đất hỗn hợp 635 ha; đất dịch vụ du lịch 524 ha; đất công nghiệp 1.416 ha; đất hạ tầng đầu mối 233 ha; đất giao thông đối ngoại 271 ha; đất xây xanh chuyên đề – cách ly 916 ha; đất tôn giáo tín ngưỡng 39 ha.
  • Đất khác: khoảng 16.873 ha, gồm: đất danh thắng 5.031 ha; đất dự trữ phát triển khoảng 640 ha; đất an ninh quốc phòng 1.072 ha; đất nghĩa trang 52 ha; sông suối mặt nước 2.947 ha; lâm nghiệp 7.131 ha.

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long
Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long

Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch tỉnh Hạ Long

Để hoàn thành tốt dự án quy hoạch thành phố Hạ Long cần đưa ra được những mục tiêu đúng đắn cũng như hoạt động theo hướng tích cực. Dưới dây là một vào mục tiêu cần nắm bắt được:

  • Nâng cao vị thế mảnh đất Hạ Long nói chung và Quảng Ninh nói riêng trong khu vực và trên mặt trận quốc tế. Xây dựng và ngày một hoàn thiện thành phố Hạ Long theo hướng phát triển bền vững. Đồng thời, sự phát triển phải phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Xây dựng và phát triển thành thành phố du lịch phát triển kết hợp với sự văn minh, thân thiện. Nơi đây sẽ là trung tâm dịch vụ – du lịch đẳng cấp quốc tế với hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Kết hợp với đó là sự bảo tồn và phát huy giá trị di sản thê giới vịnh Hạ Long.
  • Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị hiện đại. Đồng thời phát huy vai trò là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
  • Là cơ sở để quản lý, xây dựng chính sách phát triển thành phố Hạ Long cũng như triển khai tiếp công tác chuẩn bị đầu tư cho đô thị theo dự án quy hoạch.

Tính chất quy hoạch thành phố Hạ Long

  • Nơi đây là một đô thị dịch vụ – du lịch quốc gia. Sự phát triển của thành phố mang tầm quốc tế, đồng thời nó gắn liền với sự bảo tồn và phát huy gá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
  • Nơi đây là động lực phát triển nền kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ, vùng duyên hải Bắc Bộ với các hoạt động dịch vụ – du lịch – thương mại – công nghiệp – cảng biển.
  • Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục của tỉnh Quảng Ninh. Không những vậy, Thành phố Hạ Long còn đóng góp không ít vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội cuả vùng Đông Bắc. Và đây cũng là thành phố có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
  • Thành phố được thí điểm phát triển theo mô hình đô thị thông minh, đô thị xanh và phát triển để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cấu trúc phát triển không gian đô thị thành phố Hạ Long

Thành phố phát triển theo hướng đa cực, trong đó lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối. Theo đó, hướng phát triển đô thị theo hành lang ven biển vịnh Hạ Long với 4 vùng phát triển như sau:

  • Vùng phát triển đô thị về phía Bắc gắn liền với hệ sinh thái tự nhiên vịnh Cửa Lục và vùng Nam huyện Hoành Bồ. Đây là vùng đô thị sinh thái, dịch vụ hỗ trợ thành phố Hạ Long.
  • Vùng phát triển phía Đông với chức năng là trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa của thành phố gắn với phát triển không gian đô thị Cẩm Phả.
  • Vùng phát triển phía Tây với chức năng đô thị du lịch, dịch vụ, công nghiệp, cảng… hướng phát triển về phía Nam gắn với vịnh Hạ Long.
  • Vùng phía Tây mở rộng với chức năng đô thị sinh thái, biển đảo, vùng bảo vệ nguồn nước, hệ sinh thái tự nhiên; với các trung tâm du lịch – dịch vụ tầm cỡ quốc tế, trung tâm giáo dục, thể dục thể thao cấp vùng gắn với phát triển không gian đô thị.

Định hướng phát triển không gian thành phố Hạ Long

Định hướng phát triển không gian tổng thể TP Hạ Long

  1. Phát triển không gian mở rộng đô thị về phía Tây Hạ Long và vùng xung quanh vịnh Cửa Lục; kiểm soát phát triển các khu chức năng để tạo không gian cảnh quan xung quanh vịnh Hạ Long, vịnh Cửa Lục; từng bước chuyển đổi theo lộ trình các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp xung quanh vịnh Cửa Lục sang chức năng dịch vụ, du lịch và đô thị để đảm bảo môi trường.
  2. Phân chia không gian đô thị thành 3 vùng kiến trúc cảnh quan gồm: Vùng ven biển, vùng đô thị hiện trạng cải tạo, vùng đồi núi. Quản lý quy hoạch kiến trúc theo từng phân khu để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất và hình thái đô thị đặc trưng.
  3. Phát triển hệ thống trung tâm phân tán, gắn với các phân vùng phát triển, tạo hình thái phát triển riêng cho từng khu vực. Tăng cường phát triển các trung tâm hỗn hợp, đa năng, cân bằng tại chỗ để phục vụ dân cư đô thị và phát triển dịch vụ, du lịch. Quy hoạch, xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo, tạo điểm nhấn tại các khu vực trung tâm, khu vực ven biển, các điểm cao đồi núi.
  4. Kiểm soát hành lang ven biển, quy hoạch kết nối các dự án riêng lẻ đảm bảo tính tổng thể; ưu tiên phát triển các không gian, công trình và dịch vụ phục vụ cộng đồng; triển khai các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và kịch bản nước biển dâng. Xây dựng dựng hình ảnh kiến trúc cảnh quan riêng cho từng đoạn tuyến ven biển gắn với giải pháp thiết kế đô thị riêng; làm cơ sở thực hiện các dự án cải tạo, chỉnh trang không gian ven biển.
  5. Khai thác các khu vực đồi núi để phát triển dịch vụ đô thị, dịch vụ du lịch và tạo công trình điểm nhấn cho không gian đô thị trên cơ sở tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, tránh san gạt làm biến dạng địa hình, phá vỡ cảnh quan khu vực. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xây dựng tại các khu vực đồi núi, phát triển các không gian xanh, mật độ xây dựng thấp.
  6. Cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu trong đô thị theo hướng bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng các tiêu chí đô thị loại 1, nâng cao điều kiện sống của người dân và kết hợp phát triển dịch vụ, du lịch. Các công trình xây dựng mới xen cấy phải đảm bảo hài hòa về không gian và kiến trúc với khu vực hiện trạng. Ưu tiên quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, trong nội thành thành phố sau khi di dời để bổ sung cơ sở hạ tầng xã hội, công viên, bãi đỗ xe cho các khu vực hiện trạng. Xây dựng mới các tổ hợp công trình chung cư kết hợp dịch vụ, thương mại cao tầng để thay thế khu chung cư cũ, khu dân cư đã xuống cấp để đảm bảo an toàn cho nhân dân và đảm bảo không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
  7. Bảo vệ và phát huy sự đa dạng sinh thái, địa hình, cây xanh mặt nước trong đô thị để phát triển hệ thống công viên, cây xanh, mặt nước đô thị. Xây dựng hệ thống cây xanh trở thành hình ảnh đặc trưng cho đô thị Hạ Long.
  8. Khai thác bãi triều tại các khu vực Tuần Châu, Đại Yên và xung quanh vịnh Cửa Lục phục vụ phát triển đô thị, dịch vụ du lịch, trên cơ sở đánh giá cụ thể về điều kiện tự nhiên, thực trạng hệ sinh thái và các tác động của biến đổi khí hậu. Không bố trí công trình gây ảnh hưởng tới các hoạt động trên biển và hành lang hàng hải quốc tế; không gây tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh tế – xã hội đối với khu vực hiện hữu trên bờ; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, quy hoạch không gian biển và quy hoạch sử dụng vùng bờ.

Định hướng phát triển không gian Hạ Long theo các khu vực

Định hướng phát triển không gian theo 10 khu vực, bao gồm:

1. Khu 1 thuộc các phường Hồng Gai, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Hà Trung, Cao Thắng.

  • Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục cấp tỉnh và thành phố. Diện tích tự nhiên khoảng 1.405 ha; đất dân dụng 868 ha; đất ngoài dân dụng 303 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 172.000 – 200.000 người.
  • Định hướng cải tạo, chỉnh trang nâng cấp các khu dân cư hiện hữu, hoàn thiện các tuyến đường bao biển, bổ sung tiện ích công cộng, bãi tắm, bãi đỗ xe, bến thuyền và công trình dịch vụ phục vụ du lịch; hình thành các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao vui chơi giải trí, khu đô thị mới trên đồi và ven biển gắn với không gian vịnh Hạ Long.

2. Khu 2 thuộc các phường Yết Kiêu, Cao Xanh, Hà Khánh, Cao Thắng, Hà Lầm.

  • Là khu đô thị hiện trạng cải tạo và mở rộng. Diện tích tự nhiên khoảng 1.531 ha; đất dân dụng 1.201 ha; đất ngoài dân dụng 175 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 108.000 – 114.000 người.
  • Hình thành không gian đô thị hiện đại, sinh thái phía Đông vịnh Cửa Lục, cải tạo chỉnh trang các khu vực dân cư đô thị hiện hữu; bố trí các công trình dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục, thể dục thể thao khu vực phía Đông thành phố; tăng cường cây xanh các khu vực ven vịnh Cửa Lục, khu vực khai thác than và khu đầu mối kỹ thuật đô thị.

3. Khu 3 thuộc các phường Hà Tu, Hà Phong, Hà Trung:

  • Là khu đô thị hiện trạng cải tạo và xây dựng mới. Diện tích tự nhiên khoảng 2.754 ha; đất dân dụng 636 ha; đất ngoài dân dụng 214 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 51.000 – 57.000 người.
  • Xây dựng tuyến đường bao biển kết nối Hạ Long – Cẩm Phả gắn với phát triển đô thị mới. Sử dụng các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu vực đồi núi để phát triển các khu vực chức năng đô thị với cơ sở hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. Bố trí các công trình dịch vụ đầu mối phía Đông của thành phố như dịch vụ thương mại, bến xe, cảng cá, cụm tiểu thủ công nghiệp.

4. Khu 4 thuộc phường Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Khánh:

  • Là khu vực hoàn nguyên môi trường các khu khai thác để xây dựng các công viên xanh, các khu du lịch sinh thái và các khu chức năng đô thị. Diện tích khoảng 4.095 ha; đất dân dụng 286 ha; đất ngoài dân dụng 491 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 20.000 – 22.000 người.
  • Hoàn nguyên môi trường từ các khai trường mỏ than, trồng cây xanh tạo cảnh quan, sử dụng các quỹ đất phù hợp để thu hút các dự án phát triển các khu chức năng đô thị như đào tạo, du lịch, sân golf; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn đối với các khu vực khai trường mỏ hoàn nguyên.

5. Khu 5 thuộc phường Giếng Đáy, Hà Khẩu, Việt Hưng:

  • Là khu vực phát triển công nghiệp kết hợp dịch vụ cảng và đô thị hiện trạng cải tạo. Diện tích tự nhiên khoảng 1.890 ha; đất dân dụng 667 ha; đất ngoài dân dụng 1.183 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 57.000 – 66.000 người.
  • Phát triển hoàn chỉnh các khu công nghiệp Việt Hưng, Cái Lân, xây dựng hạ tầng giao thông kết nối Hoành Bồ, từng bước chuyển đổi các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện trạng sang dịch vụ đô thị; phát triển khu vực cảng Cái Lân thành cảng tổng hợp, với dịch vụ hậu cần hiện đại phục vụ các loại hình vận tải đường thủy đa dạng tại khu vực.

6. Khu 6 thuộc phường Bãi Cháy, Hùng Thắng:

  • Là trung tâm dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí cao cấp. Diện tích khoảng 1.897 ha; đất dân dụng 1.004 ha; đất ngoài dân dụng 461 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 106.000 – 113.000 người.
  • Duy trì các quỹ đất du lịch hiện hữu, ưu tiên phát triển hỗn hợp với các loại hình dịch vụ du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thương mại, nhà ở, khách sạn cao tầng tại khu vực ven đường bao biển Bãi Cháy; xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại, cảng tàu khách quốc tế, bến du thuyền, bến thủy nội địa; hình thành các phố đi bộ, các tuyến đường bao biển kết hợp bãi tắm công cộng, không gian quảng trường mở ra biển; phát triển các loại hình giao thông công cộng, xe điện, xe đạp để phục vụ du lịch; bố trí các bãi đỗ xe tập trung, hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông cá nhân theo lộ trình.

7. Khu 7 thuộc phường Hà Khẩu, Việt Hưng:

  • Là khu đô thị gắn với vùng đồi núi; diện tích khoảng 1.113 ha; đất dân dụng 271 ha; đất ngoài dân dụng 199 ha; dân số đến năm 2040 khoảng 31.000 – 33.000 người.
  • Phát triển công viên rừng để phục vụ đô thị và du lịch. Phát triển các khu chức năng đô thị với mật độ thấp, thấp tầng; kiểm soát chặt chẽ về kiến trúc cảnh quan, hạn chế hoạt động giao thông đấu nối trực tiếp với các tuyến đường đối ngoại.

8. Khu 8 thuộc phường Tuần Châu:

  • Trở thành đảo du lịch quốc tế. Diện tích khoảng 1.048 ha; đất dân dụng 476 ha; đất ngoài dân dụng khoảng 415 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 50.000 – 57.000 người.
  • Hình thành khu đô thị du lịch sinh thái – văn hóa, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cao cấp; trung tâm dịch vụ, thương mại tầm cỡ quốc tế; khai thác các khu vực bãi bồi bán ngập để phát triển các khu chức năng dịch vụ du lịch. Khu vực ven biển phát triển hệ thống các công viên cây xanh, vui chơi giải trí, bãi tắm và hệ thống các bến thuyền phục vụ giao thông đường thủy.

9. Khu 9 thuộc phường Đại Yên, Hà Khẩu:

  • Khu đô thị dịch vụ sinh thái cao cấp. Diện tích khoảng 2.196 ha; đất dân dụng 914 ha; đất ngoài dân dụng 584 ha; dân số đến năm 2040 khoảng 92.000 – 100.000 người.
  • Hình thành khu đô thị dịch vụ sinh thái với cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại; phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục, thể dục thể thao và dịch vụ thương mại chất lượng cao, hình thành khu đô thị cửa ngõ phía Tây của thành phố Hạ Long; bảo vệ các khu vực rừng ngập mặn, rừng phòng hộ.

10. Khu 10 thuộc phường Đại Yên, Việt Hưng:

  • Khu đô thị hiện trạng cải tạo, công viên rừng và hồ cảnh quan. Diện tích khoảng 4.058 ha; đất dân dụng 375 ha; đất ngoài dân dụng 158 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 33.000 – 36.000 người.
  • Phát triển không gian du lịch nghỉ dưỡng gắn với sinh thái rừng Yên Lập; bảo tồn, tôn tạo toàn bộ diện tích rừng kết hợp với mặt nước hồ Yên Lập tạo dựng một “lá phổi xanh” phía Tây của thành phố Hạ Long. Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, tâm linh của chùa Lôi Âm; bố trí công viên, bảo tàng chuyên đề kết hợp phát triển du lịch.

Tổng kết

Trên đây chúng tôi đã viết chi tiết về bản đồ quy hoạch thành phố Hạ Long đến năm 2040. Đây là một dự án lớn mang lại nhiều lợi ích cho người dận khu vực cũng như những người đầu tư. Tin chắc rằng, nơi đây sẽ trở thành một thành phố cầu nối cho sự phát triển tiếp theo của các thành phố lân cận.

Có thể bạn quan tâm

098 222 8778